Tuesday, March 19, 2024
HomeKiến thức ITĐiểm khác nhau giữa win 32bit và win 64bit

Điểm khác nhau giữa win 32bit và win 64bit

Chúng ta thường nghe đến cụm từ hệ điều hành Windows “32-bit” và “64-bit”. Đây không phải là một khái niệm mới mà đã được xuất hiện từ cách đây khá lâu. Vậy điểm khác biệt của chúng là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.  Khác biệt cơ bản giữa Windows 32-bit và 64-bit

Hãy tượng tưởng như bạn chạy xe trên đường, 32-bit là đường nhỏ, lúc nào cũng kẹt xe, xe lớn chạy không được, xe nhỏ chạy không xong. Còn 64-bit là đường cao tốc, xe thông thoáng, chạy với tốc độ cao. Như vậy, ta đã có một ít so sánh về 32-bit và 64-bit. Nhưng không phải lúc nào máy bạn cũng có thể chạy với tốc độ của 64-bit cả, mà đó là cả một “chặng đường” nâng cấp phần cứng phù hợp. Nếu bạn chưa biết rành về 32-bit và 64-bit, bạn hãy nên sử dụng Windows 32-bit. Khi Windows 7 được giới thiệu, hầu hết mọi người đều cài Windows 7 64-bit mà không hề có chút kiến thức nào về nó, đây là một sai lầm. Tuy 64-bit tốt hơn nhưng nếu vi xử lý của bạn không hỗ trợ cũng như không có những phần mềm thích hợp cho nó thì rất nhiều vấn đề xảy ra. Với hệ thống Windows 32-bit, bạn chỉ được hỗ trợ tối đa 3.5GB RAM. Nhưng với 64-bit thì số lượng RAM hỗ trợ lên đến 264 bits = 17.2 tỉ GBs, 16.3 triệu TBs, hoặc 16 ExaBytes RAM. Bình thường khi sử dụng hệ thống 32-bit, khi sử dụng quá dung lượng RAM hiện tại, hệ thống tự động chuyển sang sử dụng bộ nhớ ảo hay là dung lượng ổ cứng còn dư để lưu trữ tạm thời. Nhưng trên hệ thống 64-bit, bạn có thể thêm bao nhiêu RAM tuỳ thích, và từ bây giờ, hệ điều hành 32-bit được biết với tên x86 và hệ điều hành 64-bit được biết với tên x64.

Hệ điều hành 64-bit chạy với 12 GB RAM

Hệ điều hành 32-bit “cố gắng” chạy với 7GB RAM: (nhưng chỉ có 2.7GB được sử dụng).

Nên lựa chọn Windows 32-bit hay 64-bit?

Nếu bạn đang sử dụng những ứng dụng đồ hoặc hoặc 3D như AutoCAD, thì không có gì tuyệt hơn khi sử dụng hệ điều hành 64-bit. Nhưng nên nhớ, bạn phải sử dụng tất cả ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành 64-bit, như các chương trình, drivers… để máy nhận ra rằng bạn đang xài hệ thống 64-bit. Và đương nhiên, không phải bất kỳ chương trình nào cũng đều hoại động tốt trên 64-bit. Do đó, bạn sẽ thấy 2 thư mục Program Files(32) để cài đặt các ứng dụng 32-bit & Program Files (64) để cài đặt riêng các ứng dụng 64-bit trên Windows 64-bit.

Những lưu ý:

  • Một số chip Semprons có x64; một số không.
  • Không có cou AMD thuộc dòng Durons nào có x64.
  • Tất cả vi xử lý AMD Opteron đều có x64.
  • Tất cả chips AMD X2, FX, Athlon64 đều có x64.
  • Tất cả chips Intel Pentium D và Celeron D đều có x64.
  • Tất cả vi xử lý AMD Turion đều có x64.
  • Tất cả vi xử lý Intel Core 2 đều có x64.
  • Không có vi xử lý notebook Intel Core Duo nào có x64
  • Không có vi xử lý Intel Pentium M nào có x64.

Lưu ý: những máy tính sử dụng cpu có x64 ở trên là những máy tính có thể sử dụng để cài đặt Windows 64-bit.

Khi những chương trình được phát triển hỗ trợ các vi xử lý 64-bit thì thông thường chúng sẽ chạy nhanh hơn trên một vi xử lý 32-bit với cùng một tốc độ. Các vi xử lý 64-bit trữ được nhiều bộ nhớ hơn vi xử lý 32-bit. Có nghĩa là các máy chủ sẽ có thể bổ sung thêm rất nhiều RAM, vì thế có thể lưu trữ khá nhiều dữ liệu trong bộ nhớ. Máy tính sử dụng bộ vi xử lý 32-bit có thể sử dụng tối đa 4GB RAM (tùy thuộc vào mức hỗ trợ của bo mạch chủ), phân chia làm hai: 2GB cho các ứng dụng và 2GB cho hệ điều hành. Với cấu trúc 64-bit cho phép hệ thống hỗ trợ đến 1 Terabyte (1000GB) bộ nhớ. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống chỉ cần đạt mức 8GB bộ nhớ là có thể hoạt động rất tốt.

Về cơ sở dữ liệu (CSDL), Microsoft cũng có phiên bản SQL Server 2000 64-bit, tương thích với Windows 2003 Server 64-bit và cũng như ở trên, ích lợi mà 64-bit mang lại đối với CSDL là trữ được nhiều bộ nhớ hơn. Đối với hệ điều hành, Windows XP Professional x64 Edition (phiên bản 64-bit) cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các ứng dụng 64bit nhưng hiện tại, các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ 64-bit chưa phổ biến bằng 32-bit. Khi nâng cấp lên sử dụng hệ điều hành Windows 64-bit, bạn cũng phải nâng cấp luôn CPU hỗ trợ 32-bit lên 64-bit. Các hãng sản xuất vi xử lý như Intel và AMD đều có các dòng vi xử lý 32-bit lẫn 64-bit. Ví dụ như AMD Athlon 64, Intel Xeon 64 bit, Dual Core 64-bit … Nhìn chung, về nhu cầu thì các đối tượng mà các hệ thống 64-bit nhắm tới là những môi trường doanh nghiệp, đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học hay chính phủ. Hoặc những chuyên viên lập trình, phát triển phần mềm, sản xuất video, đồ họa 3D cao cấp thì hệ thống 64-bit cũng sẽ giúp ích được rất nhiều. Còn những người dùng sử dụng gia đình thì không nhất thiết phải bỏ một khoản chi phí cao để tậu về một hệ thống 64-bit “đắt đỏ” mà chỉ để làm bảng tính, soạn thảo văn bản hay duyệt web. Khi đó, tốc độ sẽ không khác biệt gì đối với những hệ thống 32-bit.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular