Friday, November 22, 2024
HomeCuộc sốngNhật kýKinh nghiệm chữa viêm họng nhanh khỏi

Kinh nghiệm chữa viêm họng nhanh khỏi

Trong cái thời tiết giá rét này, các đợt gió mùa và không khí lạnh liên tục tràn về khiến chúng ta không kịp trở tay để chống chọi lại với thiên nhiên (mà có kịp cũng khó mà chống được :p ). Điều kiện thời tiết như vậy nên việc gặp phải các căn bệnh như ốm đau, tăng huyết áp, viêm họng, viêm phế quản… là không thể tránh khỏi, nhất là với người già và trẻ em. Hoặc vào mùa nắng nóng với những thói quen thích uống lạnh, nằm máy lạnh nhiều… dễ bị ho – viêm họng với các triệu chứng như ngứa trong họng, khản tiếng, ho (có đờm hoặc không), đôi khi có sốt, đau họng khi nuốt.

Mình cũng vậy, mấy hôm nay sức khỏe không được tốt lắm. Mấy hôm trước, cái họng tự nhiên chuyển sang khó chịu nhưng mình cứ nghĩ là chắc không sao đâu nên chả thuốc thang gì. Mất vài hôm như thế, đến hôm thứ 3 chuyển sang đau họng, viêm họng luôn. Sáng hôm thứ 3 đó, thức dậy là thấy cổ họng đau rát, rrrất khó chịu luôn. Thế là lên google tìm cách chưa viêm họng nhanh khỏi. Có rất nhiều kết quả khác nhau và mình đã thực hiện theo 3 trong rất nhiều cách đó thì đến sáng hôm sau là đỡ hẳn, không còn đau rát cổ họng nữa (3 cách này mình sẽ giới thiệu ngay đầu tiên cho các bạn). Sáng hôm sau nữa, cổ họng mình lại trở về bình thường rồi 😀

Thực ra thì cũng là các kinh nghiệm hay các bài thuốc dân gian (mình đang “cai” thuốc mà :p – không muốn uống thuốc tây) nhưng nó cũng khá hiệu quả trong chữa trị những căn bệnh này. Ở bài viết này mình sẽ tổng hợp lại khá nhiều cách được chia sẻ trên các trang web về sức khỏe, các diễn đàn… Đầu tiên là 3 cách mà mình áp dụng song song và đem lại kết quả hữu hiệu, còn các cách khác mình chưa thử và/hoặc “chưa có điều kiện” thử 😀

Viêm họng là tình trạng viêm gây đau khi nói hoặc nuốt thức ăn. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra khi thời tiết chuyển mùa.

Viêm họng là một trong những căn bệnh rất dễ mắc, không phụ thuộc vào lứa tuổi. Đây là một căn bệnh thường gặp, bệnh không nguy hiểm nhưng đem đến cảm giác rất khó chịu với người bệnh, có thể gây biến chứng và rất khó dứt. Những yếu tố gây viêm họng thường rất đơn giản như chỉ cần có đợt gió lạnh, khói bụi, sức đề kháng kém. Thường xuất hiện các triệu chứng như ngứa cổ họng, khản tiếng, nuốt khó và có khi bị sốt, đau đầu. Chữa trị bệnh viêm họng cũng rất đơn giản không nhất thiết phải dùng kháng sinh. Vì khi dùng kháng sinh cơ thể sẽ rất mệt mỏi nên dưới đây tôi xin đưa ra cách chữa trị viêm họng theo dân gian:

1. Súc miệng bằng nước muối ấm: Mặc dù đây là một biện pháp có từ rất lâu song nó vẫn rất hiệu quả trong việc giảm viêm họng. Nước muối giúp giảm viêm và giảm đau họng. Khi bị viêm họng, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm cứ 3-4 giờ/lần. Đây là điều đầu tiên mình làm khi bị viêm họng 🙂 Nhưng mà đừng nuốt nhé, chỉ súc miệng thôi đấy. Nó sẽ giúp giảm khó chịu và đau do tình trạng viêm ở cổ họng. Khi đi ra ngoài đường, hoặc lúc làm việc phải tiếp xúc với khói bụi nhớ sử dụng khẩu trang tránh hít phải khói bụi sẽ làm đau rát vùng họng.

2. Lược vàng chữa viêm họng: Nói về cây Lược vàng tôi thấy những bài kể trong sách chữa được nhiều bệnh hay quá nên tôi đi phô-tô cho mỗi nhà trong gia đình một quyển để xem và vận dụng những bệnh đơn giản như viêm họng thì chỉ cần 1-2 lá nhai nuốt nước và bã là khỏi.

Lược vàng chữa viêm họng

Khi bạn bị viêm họng, bạn hãy lấy lá lược vàng, rửa sạch, ngâm với muối và ngậm, bạn ngậm 3-4 lần thấy bệnh viêm họng đỡ rất nhiều. Cây Lược vàng dễ trồng, dễ chế biến, dễ dùng, ăn sống, cũng có tác dụng chữa bệnh nhất là viêm họng khỏi nhanh.

3. Ngậm một vài lát chanh mỏng: Khi mới bị viêm họng, tốt nhất nên ngậm một vài lát chanh mỏng. Cắt quả chanh thành lát mỏng trộn với muối hạt ngậm sẽ rất có hiệu quả. Sau đó kiêng ăn mọi thứ trong một giờ để tạo điều kiện cho tinh dầu chanh và axit nitric phát huy tác dụng đến niêm mạc cổ bị viêm.

Trên đây là 3 cách mà mình đã áp dụng và cách có vẻ hiệu quả nhất vẫn là lá lược vàng, vì sau hôm mình bị đó ít hôm, do đi xa ngoài trời lạnh nên bị viêm họng lại, mình chỉ ăn lá lược vàng và hôm sau hết luôn. Các cách sau đây thì mình chưa áp dụng nhưng cũng là các cách có hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian.

4. Uống nhiều nước: Khi bị viêm họng, bạn nên uống nhiều nước để giúp cho cổ họng luôn ẩm. Uống nước cũng giúp cuốn trôi vi khuẩn khỏi cổ họng. Bạn nên uống trà, cà phê hoặc hỗn hợp mật ong và chanh ấm sẽ sớm khỏi viêm họng. Uống nhiều nước ấm hoặc nước mát, tùy theo cảm giác của bạn. Không ăn các thực phẩm có thể gây kích thích cổ họng như các sản phẩm từ sữa.

5. Ăn tỏi:  Tỏi chứa hợp chất được gọi là allicin có tác dụng kháng khuẩn. Vì thế, bạn nên cố gắng ăn nhiều tỏi để sớm khỏi viêm họng. Hoặc giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi hoà với một cốc sữa nóng, hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc.

6. Xông mũi họng: Viêm họng cũng thường gây ra các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi và nghẹt mũi, khó thở… Nếu bạn bị cả các triệu chứng trên thì nên xông mũi họng để dễ thở hơn. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả giúp bạn sớm khỏi cả viêm họng và sốt. Chỉ cần hít nhiều hơi nước nóng ấm, hoặc cho thêm 1 giọt dầu xanh vào chậu nước sôi bốc hơi rồi hít thở bằng cả miệng, mũi hơi nóng đó khoảng 5 phút sẽ sát trùng vùng họng, xoa dịu cơn đau cổ họng.

7. Ngậm viên giảm đau họng: Ngậm viên giảm viêm họng giúp kích thích sự tăng tiết nước bọt. Do đó, cổ họng và miệng bạn luôn được giữ ẩm. Hơn nữa, phần lớn viên giảm viêm họng chứa vitamin C, pectin và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

8. Sáp ong: Sáp ong là loại thuốc trị viêm họng có hiệu quả nhất ở mọi thời kỳ. Chỉ sáp ong chất lượng cao mới có tác dụng nhanh, khi ngậm trong miệng nó làm cho lưỡi có cảm giác rát bỏng và hơi tê. Để điều trị viêm họng, sau bữa ăn, chỉ cần nhâm nhi miếng sáp ong có kích thước bằng ngón tay út. Mỗi ngày ăn khoảng 5g sáp ong. Nếu đây là sáp ong thật thì bệnh viêm họng sẽ khỏi hẳn sau 2 – 3 ngày ăn.

9. Nước chanh: Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 – 5 phút, làm cho tới khi khỏi hẳn viêm họng.

10. Mật ong: Cho 2 – 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút.

11. Lá tía tô: Để trị ho, viêm họng, nên lấy lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống. Hoặc nấu lá tía tô với rễ cây cát cánh. Ngoài ra có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quít để trị ho, viêm họng.
Nếu khản tiếng, mất tiếng dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống (cho thêm nước giá đậu xanh càng tốt). Nếu không sợ mùi tỏi thì phối hợp với tỏi cũng tốt. Ngoài ra ăn nho ta cả vỏ, uống nước quả lê sẽ hết khản giọng.

12. Dấm táo: Trộn 1 thìa dấm táo vào 1 cốc nước ấm. Bất cứ khi nào cảm thấy đau họng thì hãy lấy nước này súc miệng và nuốt chửng từng ngụm.

13. Ăn cháo hành: Ngày lạnh nên ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ diệt được vi khuẩn vùng họng. Nếu khản giọng có thể uống nước củ cải tươi, hoặc uống nước ép từ quả lê sẽ bớt đau họng.

14. Lá mướp hương: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.

15. Quả trám chua: Quả trám chua tươi 7 quả (bỏ hạt), thân cây cỏ lau tươi 3g (hoặc mía lau, rễ tranh). Nấu với 750ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

16. Vỏ quả lê: Vỏ quả lê 12g, vỏ cây mía lau 16g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống như  trên.

17. Bài thuốc: Lá chè tươi 16g (khô 6g), đường phèn 30g, hoa hồng trắng 8g, hoa đu đủ đực 16g, mật ong 30g, vỏ quýt giã nhỏ. Cho mật ong vào bát, để hoa hồng trắng lên trên rồi rắc vỏ quýt vào hoa hồng. Đem hấp cách thủy. Khi hoa hồng chín thì quấy lên với mật ong cho ra nước. Chia 3 lần uống trong ngày.

18. Quả quất: Quả quất (kim quất, tắc) ướp muối 5 – 10 quả, nấu với 650ml nước, còn lại 40ml, uống thay nước chè. Có thể đâm nát, chế  nước sôi để nguội, chia uống trong ngày. Người ta còn phối hợp với nước cốt gừng (1 thìa cà phê) và mật ong (1 thìa canh) để tăng cường hiệu quả trị liệu.

19. Củ sen: Củ sen 15g, táo tây 1quả, nước chanh vắt 2 thìa cà phê. Rửa củ sen thật sạch, thái miếng nhỏ, xay chung với táo tây cùng với lượng nước vừa đủ. Sau khi xay nhuyễn thì cho nước chanh vào khuấy đều chia 2 – 3 lần để uống trong ngày. Món này có thể dùng 2 – 3 lần trong tuần để phòng ngừa viêm họng.

20. Dùng kẹo chứa chất kẽm: Nếu đau họng khàn tiếng là do vi trùng khu trú sâu dưới cổ họng, nước muối không vào tới. Kẹo thuốc lúc này phát huy tác dụng diệt khuẩn, tiêu đờm rất công hiệu. Nếu bị cảm gây ho, viêm họng thì dùng loại kẹo có chứa chất kẽm (zinc) để xoa dịu chứng đau cổ họng và trị cả triệu chứng khác của bệnh cảm.

21. Kha tử: Kha tử là vị thuốc đông y trị viêm họng, họng có đờm, tiêu đờm, ho rất hữu hiệu, hoặc cho 1 nắm hạt tam tử với 1 bát nước, đun sôi còn nửa bát uống sẽ rất tốt cho các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, có thể ngâm lá xạ can tươi hoặc chè mạn ủ nóng 15 phút rồi ngậm họng cũng có tác dụng tương tự.

22. Súc miệng với cola cũng rất hiệu quả vì các-bon-nát trong coca sẽ giúp làm sạch đờm. (Cacbonnat trong cola có tác dụng long đờm).

23. Phương pháp điều trị ngoài (viêm họng mãn tính): Dùng ngón tay cái và ngón trỏ day bóp 2 bên móng tay của đầu ngón tay cái bên kia và ngược lại. Lực vừa phải, mỗi bên 10-20 phút. Ngày 2 lần.

Khi mới  mắc bệnh cần chữa trị kịp thời nếu không sẽ biến chứng thành viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp… rất nguy hiểm.

Theo BS Phái, nếu không quan tâm trị viêm họng ngay từ lúc mới khởi phát, ho nhiều sẽ làm cổ họng thêm viêm tấy, phù nề nặng. Viêm mũi họng cấp hay gây sốt, rất dễ nhầm với cảm cúm và lây lan thành dịch. Tốt nhất là đừng để bị cảm lạnh vì làm viêm họng tái phát, dai dẳng. Nếu làm nghề nói nhiều, ở môi trường bụi… nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Năng tập thể dục thể thao, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, giàu sinh tố C, B1, B6, B12, E và các khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.

 Thời điểm giao mùa cần giữ ấm mũi họng, đeo khẩu trang khi đi đường để tránh khói bụi, ô nhiễm… Ngoài ra, nên uống nhiều nước lọc, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh nơi bụi bậm, gió lớn, không tắm đêm, không uống nước đá, ăn đồ lạnh vì sẽ làm nhiệt độ ở họng thay đổi, vi khuẩn sẽ phát triển gây đau họng. Những người có thói quen hắng giọng, khạc nhổ cần phải từ bỏ vì hành vi này dễ làm vỡ mạch máu nhỏ ở cổ họng, gây ra máu, sưng và nhiễm trùng rất khó chữa.

Bài viết được sưu tầm ở rất nhiều nguồn, đã được tổng hợp và chỉnh sửa lại thành hệ thống.

[cr13]

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular