Mặc dù Windows 7 không phải là mới, mà mới bây giờ là Windows 8. Và cũng đã có không ít người sử dụng Windows 8. Chắc ở đâu đó sẽ có ai đó cười mình vì ngớ ngẩn ngồi viết bài này. Nhưng bài này mình sẽ đưa ra một bảng so sánh các điểm khác biệt giữa các phiên bản của Windows 7 cho những ai đang sử dụng Windows 7 và có ý định cài lại Windows nhưng chưa biết chọn bản nào. Hơi muộn nhưng có lẽ không phải là thừa. Và sau đây mình sẽ bắt đầu cho bài viết của mình.
Windows 7 (từng có tên mã là Blackcomb và Vienna) là thế hệ hệ điều hành kế tiếp của dòng họ hệ điều hành Microsoft Windows, được phát triển bởi hãng phần mềm Microsoft dành cho các loại máy tính cá nhân, bao gồm máy tính để bàn, xách tay, Tablet PC, netbook và các máy tính trung tâm phương tiện (media center PC) cho gia đình hoặc doanh nghiệp, được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 22/10/2009.
(Theo Wikipedia)
Windows 7 bao gồm các phiên bản sau (gần giống với Windows Vista):
- Starter: Phiên bản rút gọn các tính năng cao cấp, không cầu kì về giao diện, gọn nhẹ, thích hợp với các máy netbook, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, người mới làm quen với máy vi tính, người có thu nhập thấp.
- Home Basic: Lược bỏ một số các chức năng giải trí nâng cao (như Media Center) ở bản Home Premium, thích hợp với các loại netbook, máy tính cá nhân, công ty vừa và nhỏ, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, gia đình có thu nhập trung bình.
- Home Premium: Các chức năng giải trí, giao tiếp, kết nối ở mức khá tốt, thích hợp với các máy netbook thế hệ mới, máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop), hướng tới người sử dụng là các hộ gia đình, công ty vừa và nhỏ.
- Professional: Các chức năng kết nối mạng văn phòng cũng như kết nối mạng đầy đủ, hướng tới các công ty lớn, các doanh nhân thường xuyên làm việc với máy vi tính để trao đổi dữ liệu.
- Ultimate và Enterprise: Tập hợp đầy đủ các chức năng của tất cả các phiên bản kia cộng lại, giúp người dùng có được một sức mạnh toàn năng trong trao đổi thông tin và giải trí mọi lúc mọi nơi, hướng tới các cá nhân, tổ chức muốn một giải pháp trọn vẹn cho việc hoạt động máy vi tính của họ. Điểm khác biệt gần như duy nhất của Ultimate và Enterprise nằm ở chỗ Enterprise mang đến giải pháp về giá và hỗ trợ toàn diện hơn Ultimate. Vì vậy, Ultimate hướng đến các cá nhân sử dụng, còn Enterprise hướng vào môi trường có tính chất cộng đồng, tương tự như Professional. Cùng với đó, trong khi Ultimate là phiên bản thương mại toàn cầu, còn Enterprise không được bán lẻ mà chỉ dành cho các tổ chức đặt mua với số lượng lớn.
- Thin PC: Dành cho máy có cấu hình thấp (nhẹ gần bằng windows XP), tất nhiên sẽ bị lượt bỏ một số phần không cần thiết lắm trong Windows.
Microsoft đã đưa ra một số chi tiết khuyến cáo về yêu cầu phần cứng đối với hệ thống sử dụng cho Windows 7 này:
Gói dịch vụ 1 (Service Pack 1)
Windows 7 SP1 đã ra mắt bản beta vào 12/7/2010. Bản chính thức được phát hành vào ngày 9/2/2011. Người dùng có thể cập nhật tự động bản SP1 qua Windows Update hoặc tải về trực tiếp. Các đĩa cài đặt Windows 7 cũng đã được nâng cấp lên bản SP1.
Mình đã cung cấp cho các bạn link download về phiên bản Windows 7 SP1 tại đây.
Sau đây là những so sánh chi tiết nhất giữa các phiên bản này được đưa ra từ phía Microsoft (Click vào hình để phóng lớn)
So sánh các phiên bản Windows 7
* Windows Trung tâm Di động chỉ thấy được trên máy tính xách tay.
** Windows 7 Ultimate không được cấp phép cho trường hợp VDI, nhưng những tính năng này có thể được sử dụng để tạo trải nghiệm máy tính từ xa tốt hơn khi kết nối vào một PC chạy Windows 7 Ultimate.
Bài viết được tổng hợp từ: Microsoft Việt Nam
[cr13]