Saturday, November 23, 2024
HomeThiết kế WebCác vấn đề liên quanPhân biệt Sub-domains, Addon Domains, Parked Domains

Phân biệt Sub-domains, Addon Domains, Parked Domains

Tất nhiên bài viết này không dành cho những người đã hơn một lần sử dụng, nhưng nó vẫn sẽ là thứ hữu ích cho ai muốn tìm hiểu và nắm rõ hơn về các khái niệm này. Tôi cũng đã thắc mắc và dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu về vấn đề này. Đây là vấn đề mà nhiều bạn chưa nắm rõ hoặc còn hiểu mập mờ về các chức năng Sub-Domain(s)Addon Domain(s) và Parked Domain(s) trong Cpanel (control panel). Bài viết này là câu trả lời cho chính tôi và chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn còn bỡ ngỡ khi mới làm quen với các khái niệm này; sẽ giải thích sự khác biệt giữa các chức năng này để các bạn có thể hiểu và phân biệt và sử dụng một cách phù hợp.

Trong WebHost Manager (WHM) của Cpanel, Xpanel hay Direct Admin, mỗi hosting account (tài khoản hosting) được create (tạo ra) luôn kèm theo một domain gọi là domain gốc (maindomain) của host. Khi bạn muốn thêm domain chạy chung với host đó thì bạn phải dùng đến chức năng Addon Domain hoặc Parked Domain (tùy theo trường hợp), hoặc bạn muốn sử dụng các tên miền con (tên miền cấp 2) để truy cập đến các thư mục nào đó trên host, bạn có thể sử dụng chức năng Sub-Domain.

Addon Domain

Là add thêm domain (tên miền) mới vào chạy chung với host của domain gốc và domain được add thêm này sẽ chạy khác cấu trúc file/folder với domain gốc. Khi một domain được add qua chức năng Addon Domain thì sẽ có một subdomain dạng subname.domain_goc.com (domain gốc) được tạo ra kèm theo một folder tương ứng. Do đó với 1 domain được add qua chức năng Addon Domain thì bạn có thể chạy dữ liệu tương ứng theo URL dạng:

  • http://domain_duoc_add.com
  • http://subname.domain_goc.com
  • http://domain_goc.com/subname/

Lưu ý: URL chạy dữ liệu từ lần thứ 2 trở đi còn phụ thuộc vào phần config URL của mã nguồn mà domain gốc sử dụng và trường hợp chạy subdomain của domain gốc còn phụ thuộc vào DNS Record của domain gốc đó. Nếu domain sử dụng dịch vụ Dynamic DNS thì subdomain active hay không còn phụ thuộc và A Record hoặc CNAME Record của subdomain đó đang trỏ đến đâu. Ngoài ra với cpanel 11 + Theme x3 có thêm chức năng config folder tương ứng với subname nằm ngang hàng với folder gốc public_html để bạn không chạy được URL của domain được dạng dạng *http://submame.docmain_goc.com và *http://domain_goc.com/subname/.

Nói tóm lại, về mặt cơ bản, bạn chỉ cần hiểu bạn có thể sử dụng tính năng Addon domain về các thư mục đại loại như /public_html/domain.com hay /public_html/something hay thậm chí là cấp độ thư mục nhiều hơn như /public_html/fun/nothing cũng được.

Addon domain dễ nhận sự khác biệt là bởi bạn phải dùng tên miền .com, .net để trỏ về. Lợi thế là bạn sẽ tận dụng tối đa được tài khoản hosting của mình cho nhiều website/tên miền, song cũng đừng quên nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting miễn phí sẽ giới hạn số lượng Addon domain ở mức rất thấp.

VD: Tôi có domain .nphunghung.com là domain gốc cho 1 tài khoản hosting mà tôi đang sử dụng. Domain tôi cần add thêm để dùng chung với host này qua chức năng Addon Domain là vinhhung.net với tên subdomain và folder tương ứng là vinhhung. Khi đó dữ liệu cần chạy của vinhhung.net có thể chạy qua các URL sau: (Lưu ý: Chỉ là ví dụ, URL bên dưới không active).

  • *http://www.vinhhung.net
  • *http://vinhhung.nphunghung.com
  • *http://www.nphunghung.com/vinhhung/

Kết luận: Domain được add qua chức năng Addon Domain trong Cpanel và domain gốc có thể chạy chung một host (gói host) với 2 loại dữ liệu (mã nguồn) và URL độc lập với nhau. (Một số nhà cung cấp không ghi riêng thông số này mà ghi vào mục Số lượng tên miền)

Vậy Addon Domain là tên miền cho phép chạy các trang web độc lập trong cùng một hosting.

Parked Domain

Là add thêm domain mới vào chạy chung với host của domain gốc và domain được add thêm này sẽ chạy chung cấu trúc file/folder với domain gốc. Khi một domain được add qua chức năng Parked Domain thì domain được add và domain gốc sẽ chạy chung dữ liệu với 2 URL khác nhau. Tuy nhiên URL chạy dữ liệu từ lần thứ 2 trở đi còn phụ thuộc vào phần config URL của mã nguồn mà domain gốc sử dụng.

Parked domain có thể được hiểu như việc bạn trỏ tên miền vào tài khoản hosting trực tiếp. Sự khác biệt dễ nhất chính là tên miền bạn sử dụng chức năng này sẽ cùng thư mục với tài khoản hosting. Ở Cpanel Hosting, nó sẽ cùng trỏ về thư mục /home/[user]/public_html/

Parked domain đem lại lợi thế khi bạn không thể sử dụng main domain (tên miền ban đầu khi bạn đăng ký dịch vụ hosting) do các lý do thường thấy là tên miền hết hạn hay không thể truy cập để thay đổi DNS,…

VD: Giờ bạn có tên miền chính là “https://nphunghung.com”, và bạn muốn người dùng cũng có thể truy cập vào trang web của bạn thông qua nhiều tên miền phụ khác như là “http://vinhhung.com”, “http://vinhhung.com.vn”, “http://nphunghung.vn”…, các tên miền phụ đó gọi là Parked Domains.

Khi người dùng gõ bất kì tên miền phụ nào được thiết lập là Parked Domains của “https://nphunghung.com”, thì nội dung hiện thị cũng như khi truy cập vào “https://nphunghung.com”. Mục đích của tên này là để người dùng có thể nhớ đến trang web của bạn bằng tên miền mà họ thấy đơn giản và dễ nhớ nhất.

TUY NHIÊN, việc sử dụng Parked Domain sẽ làm giảm hạng website của bạn ở các bộ máy tìm kiếm và xếp hạng website như PageRank của Google, hay Alexa… Nên hạn chế sử dụng Parked Domain nếu không cần thiết.

*Kết luận: Domain được add qua chức năng Parked Domain trong Cpanel và domain gốc sẽ chạy chung một host (gói host) với cùng cấu trúc file/folder (chung dữ liệu) và URL có thể (hoặc không) độc lập với nhau. Ngoài ra với Parked Domain các bạn có thể tùy biến cho domain được add dùng như là Addon Domain đó được xem là giải pháp dùng nhiều domain trên 1 host. (Một số nhà cung cấp ghi là Tên miền ánh xạ hay Alias Domain. Thực chất là trên Server Windows, người ta thường gọi là Alias, còn Server Linux thì gọi là Parked)

Vậy Parked Domain là tên miền phụ tham chiếu đến tên miền chính.

Sub-Domain

Sub-domain là phương thức tạo các địa chỉ ở cấp độ 2 (sub.domain.com) thay vì bạn dùng trực tiếp tên miền cấp độ 1 (domain.com).

Trang web của tôi với tên miền nphunghung.com đã trỏ về host thì có thể tạo các sub-domain như là blog.nphunghung.com, forum.nphunghung.com chẳng hạn.

Sub-domain không phụ thuộc vào DNS trực tiếp hay không, nhưng bạn cần lưu ý để sub-domain hoạt động khi bạn đang dùng DNS trung gian cho tên miền, bạn sẽ cần tạo một bản ghi với thông số dạng sub.domain.com – A – ip của host để sub-domain hoạt động. Nếu bạn dùng DNS trực tiếp, bạn sẽ không cần làm bước này.

Sub-domain cũng gần giống Addon domain bởi bạn có thể dùng nó để trỏ về một thư mục nào đó trong Cpanel không phải thư mục public_html.

Trên đây, tôi đã giới thiệu và giúp các bạn phân biệt giữa 3 chức năng Sub-Domain(s)Addon Domain(s) và Parked Domain(s) trong Cpanel (Control Panel). Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn và dùng đúng trường hợp khi add thêm domain dựa vào 3 chức năng này.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular