Trong quá trình làm site, mình cũng đã tham khảo rất nhiều bài viết về WordPress, về các plugin và những công việc cần thiết của một Admin trong đó có Hư Trúc Blog cũng là một trong những trang web mà mình tham khảo khá nhiều. Bây giờ mình xin lấy ý tưởng của bác Huỳnh Trung về bài viết này: Sao lưu và phục hồi WordPress. Bài viết có chỉnh sửa theo cá nhân vì trước đây tôi cũng từng là Admin của forum vzooz.com nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này (tiếc là do bận ôn thi TN ĐH nên không thể tham gia forum này đến cùng được).
Sao lưu (Backup) trang web là việc không thể thiếu với một Admin của bất kỳ trang web nào. Chúng ta ai cũng hiểu, không có gì tồn tại vĩnh viễn, an toàn tuyệt đối; ngay cả những công ty lớn cũng có những lúc hệ thống bị tê liệt hoàn toàn, dữ liệu bị mất mát,… vì vậy việc có trong tay bản sao lưu dữ liệu không phải việc thừa như một số bạn nghĩ mà là một việc rất cần thiết.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức để tự mình sao lưu và phục hồi WP một cách thủ công (Sao lưu tự động không nằm trong nội dung bài viết này); bạn có thể áp dụng để đưa WP từ máy tính lên host, chuyển host hoặc domain,…
SAO LƯU
Bạn dùng phần mềm FTP (hoặc web FTP) tải toàn bộ các thư mục + tập tin trên host về máy (Bạn cũng có thể bỏ một vài thư mục + tập tin không cần thiết nếu hiểu rõ chúng). Trong hình minh họa với Cute FTP.
Tiếp theo, đăng nhập vào phần quản lý host, vào phpMyAdmin. Chọn Database (DB) chứa WP của bạn. Chọn tab Export. Ở khung Export (bạn có thể bỏ bớt những table không cần thiết, VD nếu bạn sử dụng plugin StatPress bạn có thể bỏ bớt table statpess cho nhẹ data vì nó rất nặng mà cũng không cần thiết lắm) bạn chọn Select All, bên dưới đánh dấu vào Save as file để tải file SQL về máy. Nhấn Go. Vậy là bạn đã cơ bản xong bước sao lưu.
Ngoài cách trên thì bạn có thể sử dụng 1 trong các công cụ Backup được giới thiệu ở đây.
PHỤC HỒI
Khi xảy ra sự cố hoặc bạn cần chuyển host, nếu trong tay bản đã có bản sao lưu thì việc phục hồi là khá dễ dàng. Bạn dùng FTP tải các thư mục + tập tin đã sao lưu lên host.
Vào phpMyAdmin. Tạo DB mới nếu chưa có (chuyển host) hoặc xóa DB nếu đã tồn tại rồi tạo lại (Chọn DB cần xóa, chọn tab Drop, Yes). Chọn DB vừa tạo, tab Import, nhấn Browse… tìm đến file SQL tải về ở bước sao lưu. Open -> Go. Vậy là xong.
Nếu bạn thực hiện backup bằng 1 trong 2 công cụ được nhắc đến ở trên thì khi phục hồi (restore) cũng phải thực hiện bằng công cụ đó.
THAY ĐỔI DOMAIN
Nếu bạn muốn chuyển WP từ PC lên host, bạn cũng cần thực hiện các bước sao lưu và phục hồi tương tự như trên và thêm công việc chuyển domain (Chuyển domain từ http://localhost/ sang http://domain.com).
Vào phpMyAdmin, chọn DB của WP. Nhấn tab SQL nhập vào đoạn code sau:
[code=’sql’]update wp_options set option_value = “http://domain.com” where option_name = “home”;
update wp_options set option_value = “http://domain.com” where option_name = “siteurl”;[/code]
Bạn cần thay wp_ trong đoạn trên bằng prefix của bạn nhé (Nếu khi cài đặt bạn không đổi thì giờ cũng không cần đổi) và thay đổi domain.com thành domain của bạn.
Vậy là xong, hy vọng phần nào giúp ích được các bạn. Chúc bạn thành công!
[cr12]
[…] Ở bài trước, tôi đã giới thiệu đến các bạn công cụ sao lưu và phục hồi CSDL bằng phpMyAdmin – một công cụ quản lý CSDL của các hosting Linux. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu một số công cụ mới để sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu một cách đơn giản, an toàn và nhanh chóng. […]
[…] (Có thể tham khảo cách sao lưu ở đây) […]
[…] Ở bài trước, tôi đã giới thiệu đến các bạn công cụ sao lưu và phục hồi CSDL bằng phpMyAdmin – một công cụ quản lý CSDL của các hosting Linux. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu một số công cụ mới để sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu một cách đơn giản, an toàn và nhanh chóng. […]
[…] bạn đã được tiếp cận với các công cụ backup mà quen thuộc nhất là phpMyAdmin. Tuy nhiên khi backup với phpMyAdmin thì CSDL không được nén lại nên nó có dung […]