Sunday, September 15, 2024
HomeHọc liệuChuyên ngànhCác nguyên tắc kế toán?

Các nguyên tắc kế toán?

Cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thời điểm thực tế chi tiền hoặc các khoảng tương đương tiền .
Chỉ khi tuân thủ đúng nguyên tắc cơ sở dồn tích thì báo cáo tài chính mới phản ánh được tình hình tài chính của DN trong quá khứ hiện tại và tương lai.
Ví dụ: nhập kho NVL trị giá 77 triệu đồng(đã có thuế GTGT) chưa trả tiền người bán A.
Trong nghiệp vụ kinh tế trên mặc dù đơn vị chưa xuất tiền mặt để thanh toán cho người bán A nhưng đã phải ghi vào sổ kế toán
Hoạt động liên tục: có nghĩa là BCTC phải được lập trên cơ sở đơn vị kế toán đó hoạt động bình thường, không có biểu hiện phá sản hoặc thu hẹp quy mô đáng kể
Phải tuân thủ nguyên tắc này bởi vì có sự khác nhau về định giá các tài sản đang sử dụng trong đơn vị giữa DN hoạt động liên tục và không hoạt động liên tục. Nếu DN hoạt động liên tục, BCTC được lập ghi nhận tài sản, chí phí,… theo giá gốc. Ngược lại, nếu DN có nguy cơ phá sản hoặc thu hẹp quy mô đáng kể thì tài sản được định giá theo giá có thể bán trên thị trường. Ngoài ra, nguyên tắc “hoạt động liên tục còn là cơ sở để tính khấu hao của các loại tài sản(TSCĐHH,TSCĐVH), chi phí họat động của đơn vị tính theo thời gian sử dụng các tài sản.
Giá gốc: tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc thực chất là toàn bộ chí phí mà đơn vị bỏ ra để hình thành nên tài sản?( có thể là số tiền và các khoảng tương đương tiền đã trả, phải trảhoặc tính theo giá trị hợp lí của tài sản đó tại thời điểm tài sản được ghi nhận
Có 3 lí do để giá gốc là một nguyên tắc của kế toán:
+ Để đảm bảo tính khách quan của số liệu kế toán ( vì chúng ta có thế kiểm chứng, so sánh giá ở sổ kế toán với các hóa đơn bán hàng)
+ Xác định được kết quả kinh doanh( bằng cách lấy giá bán trừ đi giá gốc)
+ Đơn giản hơn trong việc ghi chép, thuận lợi hơn cho công tác quản lý( vì giá gốc không biến động theo thị trường)
Ví dụ: nhập1 máy MX trị giá 55 triệu đồng trong đó thuế GTGT là 5triệu,chi phí vận chuyển 5,5 triệu đồng,chi phí chạy thử 2,2 triệu đồng(chi phí đã có thuế GTGT)
Giá trị máy MX sẽ được hạch toán vào sổ kế toán theo gía gốc:
Nguyên giá MX=\(\frac{{55}}{{1,1}} + \frac{{5,5}}{{1,1}} + \frac{{2,2}}{{1,1}} = 57\)triệu đồng
Phù hợp: việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận 1khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó(chí phí này có thể là ở kỳ kế toán hiện tại, kỳ trước hoặc chí phí phải trả
Nguyên tắc “phù hợp” giúp cung cấp thông tin trung thực về kết quả SXKD,
Nhất quán: nguyên tắc này quy định :các chính sách , phương pháp kế toán mà DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải chờ đến hết kỳ kế toán năm, phải thông báo cho người sử dụng BCTC, phải giải trình trên bảng thuyết minh các BCTC, phải giải thích lí do và công bố công khai.
Phải thực hiện nguyên tắc nhất quán vì lợi ích của người sử dụng BCTC, giúp họ không bị nhầm lẫn, phân tích BCTC trong từng thời kỳ phải sát đúng với tình hình thực tế của đơn vị kế toán
Thận trọng: xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
Cần phải tuân thủ nguyên tắc này để hạn chế tối đa những bất lợi trong tương lai.
Ví dụ: trong trường hợp người mua X chưa trả khoản nợ phải thu KH đã quá hạn® ta cân nhắc và có thể xem đây là một khoản lỗ, xem như chi phí.
Trọng yếu: thông tin được xem là trong yếu nếu thông tin thiếu hoặc không chính xác làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Chấp nhận BCTC có sự sai xót với điều kiện nó không làm ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của BCTC, đến quyết định của ngừoi sử dụng BCTC( tức mức độ sai sót của BCTC ở mức độ có thể bỏ qua, không phải là gian lận)
Ví dụ: lợi nhuận sau thuế của công ty A là 1tỷ VND, nhưng thông tin trên BCTC như sau:
TH1: 950 triệu VNDđ sai lệch ít, không ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC, không mang tính chất trọng yếu, nhưng nếu có sự gian lận trong đó thì vẫn xem là mang tính chất trọng yếu vì gian lận sẽ làm mất lòng tin và rất kho lấy lai.
TH2: 500 triệu VNDđ số tiền sai lệch tương đối nên mang tính chất trọng yếu.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular